PAPERINO
Chiếc scooter đầu tiên do kỹ sư Renzo Solti thiết kế cho hãng Piagio là chiếc mang mã số MP5 nhưng được biết đến nhiều hơn qua cái tên Paperino tức "con vịt" và là tên mà dân Ý đặt cho nhân vật vịt Donald của Walt disney. Chiếc này không được già làng Enrico Piagio ưng ý tuy nó là chiếc scooter đầu tiên của Ý có miếng chắn che chân mà sau này trở thành phổ biến trong tất cả các loại scooter.
Ảnh của một trong số 100 "con vịt" Paperino của hãng Piagio để ý xe không có chân chống, chân dựng đây chỉ giúp xe đứng để chụp ảnh, những chiếc scooter đầu tiên của Piagio dựng bằng cách kê xe vào lề đường hoặc dựa xe vào tường.
Khác như ý kiến của một số người, những chiếc Paperino không chỉ có sườn xe mà có cả máy móc tuy rằng máy không mạnh lắm, chỉ có 98 cc và xe chỉ có ... 2 số, máy xe được che kín hơn những chiếc Vespa sau này.
Bên hông của chiếc Paperino đặc biệt có một cái bơm tay, loại mà ta thường thấy trên những chiếc xe đạp Peuegot thuở trước. Để thế thôi chứ nếu xe xịt lốp mà ngồi đó bơm chắc chẳng mấy chốc thành lực sĩ tay to đít teo mất thôi.
Bình xăng của xe Paperino phía dưới yên xe.
"MP6" PROTOTYPE
Sau sự thất bại của MP5, già làng Piagio chọn một kỹ sư khác để thay thế cho ông Renzo Solti, ông này không ai khác hơn là kỹ sư Corrado D'''' Ascanio, kỹ sư thiết kế máy bay cho hãng Piagio trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ hai. Điều đặc biệt là ông D'''' Ascanio chưa hề chạy xe 2 bánh và cũng chưa hề thiết kế một loại xe hai bánh nào trước khi bắt tay vào thiết kết chiếc Vespa. Tất cả những gì ông biế về xe máy 2 bánh là "trông chúng như thế nào". Ông không nghĩ rằng loại xe này có sức hấp dẫn với đa số người tiêu dùng. Với ý nghĩ đó, D'''' Ascario quyết định thiết kế ra một loại xe mới có thể thoả mãn cả người chưa hề chạy xe máy 2 bánh bao giờ với những nguyên tắc như sau:
Thứ nhất: Nạn xịt lốp không còn là một vấn đề chỉ có thể sửa chữa bởi một thợ sửa chuyên nghiệp nữa. Người chạy xe có thể thay bánh xe sơ cua như bất kỳ người chạy xe hơi nào.
Thứ hai: người lái phải cảm thấy thoải mái khi leo lên xe ngồi lái.
Thứ ba: Chiếc xe phải dễ dàng trong nguyên tắc sử dụng để di chuyển trong thành phố nên những bộ phận điều khiển phải được đặt sao cho người lái không phải rời tay khỏi tay lái.
Thứ tư: Để quần áo không bị bẩn hay hư hại, máy móc phải được đặt cách xa người lái và phải được che chắn kỹ càng.
Thế là chiếc xe MP6 ra đời, được chính già làng Piagio phê chuẩn và đặt tên sau khi nghe tiếng em kêu thánh thót: "Nó giống như con ong ấy nhỉ". Chiếc MP6 là chiếc Vespa đầu tiên đuợc trình cho ông chủ Enrico nhưng vẫn chưa phải là chiếc Vespa thương mại đầu tiên. Chiếc này đặc biệt có cái cốp bên máy còn chút hơi hướm thiết kế máy bay của nhà thiết kế tài ba.
98, CHIẾC VESPA THƯƠNG MẠI ĐẦU TIÊN.
Chiếc xe Vespa thương mại đầu tiên được trình làng trong một hội chợ ở Milan vào năm 1946. Ngay cả đức giám mục Schuster của địa hạt Lombardy cũng phải dừng lại đẻ xem sản phẩm độc đáo này. Chiếc scooter đầu tiên của Piagio không thành công ngay lập tức nhưng ngấm dần trong giới tiêu thụ như một thứ rượu ngon. Xe vespa đời đầu tiên có đặc điểm là dùng "dây số" bằng một hệ thống que nối tới máy và có một lỗ tròn bên cốp máy. Đèn đuôi cũng hình tròn và đèn lái nằm dưới vè. Chiếc Vespa này vẫn không có chân chống, chỉ có một miếng đệm để khỏi trầy xe khi kê gầm xe vào lề đường. Vespa giai đoạn này chỉ được sản xuất với hai màu xám và xanh.
NĂM 1949 VỚI CHIẾC VESPA 125 ĐẦU TIÊN
Chiếc Vespa của nwam này có một sốt thay đổi về kiểu dáng xe, cốp xe bên máy được cắt rộng ra, hệ thống nhún được thiết kế cho phía sau xe. Ngoài ra còn có một thay đổi quan trọng là bánh xe trước chuyển qua bên trái của trục lái và sẽ nằm nguyên bên đó cho tất cả các đời xe Vespa sau này. Cốp máy có bản lề phía trên, dễ mở hơn so với đời trước và yên sau trở thành vật không thể thiếu cho đời xe này trở đi. cùng với khoá xăng, một bộ phận quan trọng được thêm vào là chân chống của xe. Xe 125 phân khối với 4.5 mã lực, 3 số và có tốc độ tối đa là 70 ki lô mét trên giờ.
NĂM 1951, CHIẾC VESPA ĐẦU TIÊN CÓ DÂY SỐ MỀM.
Năm 1951 là một trong những năm cách mạng của xe Vespa, thay đổi lớn nhất là thay "que" bằng day số, mở đầu cho kỷ nguyên đứt dây số tuyệt vời. Phía sau xe được trang bị thêm bộ phận giảm xóc. Yên xe rộng hơn, đèn lái to hơn và được dời một chút về phía sau. Ống khói cũng được thay đổi. Cuối cùng là một thay đổi đầy ý nghĩa cho người ngồi sau: yên sau được lui lại 10 cm để ghế sau thoải mái hơn. ( Mấy ông thời này chắc là tức anh ách )
Máy xe 125 phân khối, ba số mổ bụng, vận tốc tối đa là 70 kilomet/giờ
Đây cũng là chiếc Vespa đã đi vào huyền thoại với hai tài tử Audrey Hepburn va Gregory Peck trong phim đoạt giải Oscar: Kỳ nghỉ ở Roma năm 1953
NĂM 1953 VỚI CHIẾC 125 UTILITARIA
Để hầu hết mọi người có thể thưởng thức sự thú vị được làm chủ một em Vespa, công ty con Pontedera trình làng một đời xe mới, chiếc 125U, chữ U là viết tắt của Utilitaria có nghĩa là xe nhỏ hoặc còn có nghĩa khác là...Gã ma cà bông. Chiếc này cực kỳ đơn giản, cốp máy hở hang khá khêu gợi, tuy nhiên xe vẫn giữ được kiểu dáng của những đời Vespa đàn anh đàn chị đi trước. Giá cả cực bèo, rẻ hơn những chiếc kia tới hai chục ngàn lire. Lần đầu tiên chiếc Vespa Ý có một cách tân lớn về thẩm mỹ đó là chiếc đèn lái nhảy lên tay lái, chưa hề thấy ở Vespa Ý trong khi đã trở nên thông dụng với những đời xe sản xuất ở các nước khác trong vùng.
Đèn lái xe Utilitaria không di chuyển được mà cố định vào Ghi đông xe, xe không có công tơ nét cho nên đo vận tốc bằng tai ( khi nghe còi xe cảnh sát phía sau). Động cơ xe hai thì, 125 phân khối với 4.5 mã lực và vận tốc tối đa là 65 cây số giờ.
Vè trước đặc biệt của xe Vespa U
Điều đáng lưu ý là xe "ma cà bông" này là một trong những chiếc Vespa cổ cực hiếm. Các dân chơi có thể thỉnh thoảng tìm được một chiếc đèn vè dây số que đời 1948 nhưng xe này thì khó tìm như mò kim đáy bể vì số lượng sản xuất rất hạn chế và chỉ sản xuất trong năm 1953. Khi tìm được thì đắt kinh khủng. Vừa rồi có một dân chơi ở Mỹ bỏ tiền ra mua một em "Ma cà bông" với giá $20000 đô la và được bà con trong giới khen tặng là kiếm được giá quá bèo.
Bài viết của Vespamaniac
No comments:
Post a Comment